Tất tật điều cần biết về cách trồng cây kim ngân

Quý Khách Hàng có nhu cầu mua cây cảnh, cây ăn quả, cây lấy bóng mát, thi công công trình cây cảnh, tiêu cảnh sân vườn, hãy liên hệ với Ngọc Nam Landscape để được tư vấn và lên phương án thiết kế. Hotline 0914.554.029

Kim ngân là cây phong thủy quen thuộc với nhiều người, không những mang lại may mắn như nào mà cách trồng cây kim ngân như nào để giữ cây luôn xanh tốt cũng được nhiều người quan tâm .

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều loài cây cảnh Hải Phòng khác thì hãy ghé qua Ngọc Nam Landscape nhé !

Còn trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chăm sóc phòng ngừa sây bệnh cho cây kim ngân nha !

Đôi nét về cây kim ngân

Để trồng và chăm sóc cây hiệu quả trước tiên hãy tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm cây kim ngân.

Tên thường gọi     : Kim ngân

Tên khoa học       : Pachia aquatica

Nguồn gốc            : xuất xứ từ Mexico, Brazill Nam Mỹ

Nơi sống tại Việt Nam: ở miền Bắc Việt Nam và được trồng rộng khắp tại Việt Nam[5]. Tại một số nước, kim ngân là loài cây xâm thực.

Đặc điểm              : có thân cao tới 6m và thân dẻo dai, bền chắc chắn nên ở trên thế giới có thể dùng cây kim ngân làm bột giấy in tiền.

Nguồn tham khảo : https://vi.wikipedia.org/wiki/Pachira_aquatica

Bạn muốn mua cây ? Truy cập Cây kim ngân để tham khảo thêm các chương trình khuyến mãi của Ngọc Nam Landscape

Cách trồng cây kim ngân cho mọi người

Cách trồng cây kim ngân tươi tốt – lựa chọn chậu cây

cách trồng cây kim ngân

Vì là cây nội thất văn phòng phong thủy trồng phổ biến nên cây kim ngân được trồng trong nhiều loại chậu khác nhau và được đặt tại nơi thoáng mát.

Chậu cây phải bao quát được đủ bộ rễ của cây để cây có thể phát triển toàn diện, vì vậy chậu cây không cần quá lớn.

Chiều cao chậu tương xứng với chiều cao cây.

Nếu bạn trồng từ khi còn bé, hãy tham khảo người bán để ước lượng được tầm cao khi cây phát triển.

Thay chậu 1 năm 1 lần

Nhiều người có thói quen bỏ sỏi vào trong chậu, tuy nhiên hãy bỏ ít sỏi để trang trí chứ không nên để nhiều để giúp cây thoáng rễ, thoát nước tốt

Điều kiện đất trồng

cách trồng cây kim ngân

Nếu bạn đặt chậu cây ở bàn làm việc phòng làm việc và cần sạch sẽ dễ thay đất thì nên chọn đất pha cát nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Còn khi bạn có điều kiện dễ bỏ ra thay đất hãy trộn đất đều với xơ dừa, mùn trấu hay mùn cưa, giúp cây sinh trưởng tốt và sống lâu hơn.

Cách cho cây vào chậu: đầu tiên cho khoảng ½ đất, rồi đặt cây vào. Tiếp theo bỏ phần đất còn lại vào chậu ấn chặt định vị cây cho thẳng. Trang trí bằng cách rải sỏi lên mặt đất trên.

Điều kiện nhiệt độ ánh sáng

Cách trồng cây kim ngân được xanh tốt thì điều kiện nhiệt độ ánh sáng rất quan trọng.

Cách trồng cây kim ngân tốt nhất là duy trì nhiệt độ từ 18 độ C đến 30 độ C, đây là điều kiện lý tưởng khô thoáng vừa phải.

Cây có thể sinh trưởng trong môi trường điều hòa máy lạnh. Khi nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến cây rụng lá và chết.

Cây kim ngân là cây ưa sáng, tuy nhiên cũng không quá cần ánh sáng với ánh sáng nhân tạo trong nhà cây vẫn có thể phát triển được, có thể đặt mọi nơi bất cứ nơi nào nhưng không được ở nơi quá ẩm ướt. Tuy vậy cây vẫn cần có ánh sáng mặt trời khoảng 3 – 4 giờ 1 tuần để có thể thuận tiện quá trình trao đổi chất dễ hơn.

Chăm sóc trong quá trình trồng cây kim ngân

– Đối với cách trồng cây kim ngân, chúng ta không cần tưới quá nhiều nước. Hàng tuần bạn chỉ cần tưới 1 – 2 lần với lượng nước vừa đủ.

– Trường hợp chậu cây kim ngân để bàn, cây nhỏ chỉ cần tưới khoảng 100 – 200ml một lần. Chậu kim ngân lớn đặt phòng khách, văn phòng làm việc thì cần lượng nước lớn hơn mỗi lần tầm 500 – 800ml.

– Nếu quan sát thấy bề mặt đất khô hẳn mới được tưới nước. Không được tưới quá thường xuyên, rễ sẽ bị úng, cây vàng lá, nhánh cây mềm và dễ nhiễm bệnh, dẫn đến cây chết nhanh hơn. Chậu cây kim ngân đặt trong môi trường điều hòa thì lượng nước tưới còn ít hơn nữa.

Lưu ý: Khi tưới nước cho cây thì đảm bảo nước ngấm vào toàn bộ đất trong chậu, thoát tốt ở dưới đáy chậu và không bị ngập úng nước.

Bón phân

– Chúng ta có thể dùng phân NPK để tưới cho cây khi cây chưa có quả. Cách tưới phân như sau: hòa 100g phân với 10 lít nước, quậy đều rồi tưới vào gốc, chu kỳ 20 ngày/lần.

– Khi cây kim ngân bắt đầu ra hoa và quả, lúc này chỉ nên bón Kali với lượng 100g/10 lít nước để giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho hoa, quả và phát triển tốt hơn.

Lưu ý: Cách trồng cây kim ngân hiệu quả là nên bón một ít phân dưới cùng của đáy chậu, hoặc sử dụng sỏi cung cấp dinh dưỡng cho cây, để tránh trường hợp bạn không thể bón phân cho cây thường xuyên.

Phòng bệnh

– Cây kim ngân thường ít bị sâu bệnh tấn công, tuy nhiên, vào thời gian giao mùa cây cũng thường bị rầy, rệp tấn công có thể dùng các loại thuốc như Diazan, Krate để xịt cho cây.

 Vì cây khá khỏe, chỉ một lượng thuốc đủ cũng khiến rầy rệp chết, không phun “ bội thực” khiến cây chết và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ý nghĩa phong thủy cây kim ngân

Cây cảnh này có năm lá bắt nguồn từ mỗi chi nhánh nên mang ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố của phong thủy: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Kim ngân là một trong những loài cây được ưa chuộng với hi vọng mang lại sự may mắn, giàu có cho gia chủ, giúp thăng tiến nhanh trong công việc. Chúng ta có thể dùng cây kim ngân để trang trí cho nội thất phòng khách, bàn làm việc, văn phòng công ty, khách sạn,… hoặc mang làm quà tặng bạn bè, biếu sếp.

Đọc thêm: Cách chăm sóc cây hương thảo – Dễ hay khó


Ngọc Nam Landscape chuyên thiết kế cảnh quan sân vườn tại Hải Phòng với các sản phẩm chủ đạo như:

  • Thiết kế hồ cá koi mini
  • Thiết kế Hòn non bộ
  • Dịch vụ chăm sóc cây cảnh
  • Cho thuê cây cảnh

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Vườn cây 1:Sô 58/193 Văn Cao, Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại: 0914.554.029

Email: lienhe@ngocnamlandscape.com

Fanpage: https://www.fb.com/ngocnamlandscape/

———————

Vườn cây 2: Khu Trà Khê 1, Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng

Điện thoại: 0914.554.029

Email: lienhe@ngocnamlandscape.com

Fanpage: https://www.fb.com/ngocnamlandscape/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *